Tự truyện có thực là bản thu nhỏ đáng trân trọng của hồi ức hay chỉ là chiêu trò, trào lưu xã hội để đánh bóng tên tuổi?
Khi truyền thông số lên ngôi, trào lưu thế giới lan sang Việt Nam, cũng là lúc tự truyện – hồi ký len lỏi bước chân vào xã hội. Trào lưu nào, thể loại nào rồi cũng sẽ có những hạt sạn, những con sâu làm rầu nồi canh, những kẻ cơ hội mưu cầu sự nổi tiếng bất chấp nhân phẩm, để rồi tự truyện – hồi ký cũng đi theo hai thái cực hoàn toàn riêng lẻ. Một là điểm cho đời những bức chân dung sống động, đa sắc, để truyền cảm hứng, để thêm tin yêu những điều giản dị của cuộc sống. Còn một mặt kia là sự tổn thương, những tranh cãi, những mối quan hệ bị phá vỡ khi một phần của cuộc đời ai đó đang gây ảnh hưởng không tốt đến những người khác.
Với một phần sự thật gây thương nhớ, lấy thiện cảm của người đọc thì cũng có một phần sự thật nếu không được sử dụng khéo léo hoặc sử dụng với mục đích chỉ nhằm ve vuốt cái tôi cá nhân mình, câu like, đánh bóng tên tuổi thì ngược lại, tự truyện – hồi ký khi ấy trở thành con dao sắc mà nhân vật chính tự đâm mình.
Bạn đang đọc bài viết "Tự truyện, Hồi ký – Trào lưu hay Di sản?"
Tại chuyên mục "Văn hóa - Xã hội" của Luxury Inside.
Mọi thông tin góp ý, chia sẻ và gửi bài cộng tác, vui lòng gửi về:
Email: banbientap@luxury-inside.vn – Điện thoại: 09 1199 5526.