Chắc hẳn các cô gái đã quá quen thuộc với các nàng công chúa của hãng phim nổi tiếng Walt Disney với những trang phục mang đậm chất riêng đại diện cho tính cách và số phận của mỗi nàng. Không chỉ là những bộ váy thông thường, đây là biểu tượng cho ước mơ và đam mê của mọi phái đẹp được một lần mặc thử để trở thành một cô công chúa thực thụ trong phim hoạt hình mình ưa thích.
Chiếc váy của các nàng công chúa trên phiên bản hoạt hình đã để lại ấn tượng quá sâu đậm với khán giả, thế nên đây sẽ là thách thức cực lớn với các nhà thiết kế thời trang khi sản xuất cùng với những thiết kế trang phục trong phim.
Hãy cùng Luxury Inside điểm qua các bộ váy công chúa của nhà Chuột khi được chuyển sang bản điện ảnh nhé:
Cinderella – Công chúa Lọ Lem
Lọ Lem được xem là bộ phim hoạt hình mở đầu cho nhà Chuột về bộ váy dạ hội lộng lẫy. Phim hoạt hình ra mắt năm 1950, chịu ảnh hưởng nhiều của thời trang phục hưng Châu Âu thế kỷ XVI – XVII với thiết kế váy ren lót bông, gồm 3 lớp đi kèm một một lớp voan mỏng. Khung váy bên trong làm bằng kim loại tạo độ phồng cho váy. Cầu vai 2 bên thực chất là vải voan được cuộn thành nhiều lớp phủ xuống. Chưa kể găng tay đi kèm cùng băng đô của cô đều lấy ý tưởng thời trang cưới thời đó.
Đến năm 2015 khi hoạt hình được chuyển thể thành điện ảnh, chiếc váy cũng được biến tấu đi rất nhiều so với bản gốc. Điều dễ thấy nhất chính là lồng các lớp váy lóp vào bên trong thân váy chứ không phủ bên ngoài như thời xưa. Đồng thời cổ áo và cầu vai được nối liền với hình dáng giống một chiếc nơ bằng ren đính họa tiết xung quanh.
Cả bộ phim là những thước quay tuyệt đẹp, đưa người xem vào thế giới cổ tích của nàng công chúa Ella (Lily James thủ vai), với toà lâu đài xa hoa, khu rừng mộng mơ và váy áo thướt tha lộng lẫy. Một trong những điểm sáng ấn tượng nhất phim chính là bộ đầm dạ hội của công chúa Ella. Sandy Powell, nhà thiết kế trang phục từng 3 lần đoạt giải Oscar một lần nữa lại chứng minh đẳng cấp khi dùng đến 250 mét vải, 10.000 viên đá quý và 550 giờ để tạo nên chiếc váy đẹp như cả bầu trời đầy sao lấp lánh.
Sleeping Beauty – Người đẹp ngủ trong rừng
Năm 1959, sau thành công rực rỡ của phim Cinderella mang lại, nhà Chuột tiếp tục ra mắt người hâm mộ nàng công chúa Aurora trong phim Người đẹp ngủ trong rừng. Lại một lần nữa, bộ váy dạ hội của Aurora được thiết kế công phu không kém gì so với váy của Lọ Lem trước đó.
Tạo hình vẫn lấy khuôn mẫu từ dòng thời trang quý tộc Châu Âu thế kỷ XVI nhưng đơn giản hơn rất nhiều. Lớp váy được bỏ bớt phần lót trong, thiết kễ cổ ão trễ vai quyến rũ cùng tay áo ôm dài. Chiếc váy của Aurora được đánh giá dành cho giới phụ nữ hiện đại khi ấy với trang phục thường ngày gọn gàng, thanh lịch khác hẳn khi dự tiệc.
Xuất hiện trong phim Maleficient nổi tiếng năm 2011, váy của cô Người đẹp ngủ trong rừng khác hẳn hoàn toàn. Anna B. Sheppard, nhà thiết kế trang phục cho phim từng đoạt giải Oscar, lại đối mặt với thách thức khác khi tạo nên trang phục cho công chúa Aurora trong phim Maleficent (Tiên hắc ám). “Tôi thật sự đã hoàn toàn bỏ qua hình tượng hoạt hình của Aurora. Tôi muốn thứ gì đó nữ tính hơn, trong trẻo hơn và gần gũi với thiên nhiên hơn”, bà nói.
Thay vì để nàng công chúa mặc bộ đầm lệch vai cùng đôi giày cao gót, bà Anna B. Sheppard, nhà thiết kế trang phục cho phim, đã thiết kế riêng cho Aurora bộ đầm “dài, mềm mượt và không chút quyến rũ”, để phù hợp với độ tuổi 14 của nữ diễn viên Elle Fanning. Có lẽ “trẻ trung, hồn nhiên” sẽ là những từ miêu tả chính xác những bộ váy của người đẹp trong phim.
Một trong những điểm đặc biệt nhất và mang nhiều ý nghĩa nhất trong phim chính là chiếc áo choàng của Aurora trong lần đầu gặp gỡ Maleficent. Chiếc áo như hình ảnh phản chiếu trang phục của bà tiên hắc ám vào đêm bị mất đôi cánh. Chính vì thế, nó như một lời nhắc nhở về “bản thể trẻ trung, trong sáng và thánh thiện mà bà đã từng như thế”.
Bạch Tuyết – Snow White
Nói về người mở đầu cho dòng phim hoạt hình về các nàng công chúa thì không thể không kể đến Bạch Tuyết – nàng công chúa chính thức đưa tên tuổi của Disney đi vào giấc mơ của các bé gái trên thế giới khi ra mắt phim hoạt hình cùng tên và năm 1937.
Màu sắc là yếu tố được thể hiện nhiều nhất trên chiếc váy khi mỗi một chi tiết nhỏ được tô điểm bằng nhiều gam màu rực rỡ. Có thể thấy rõ phần cổ được dựng đứng và tay áo chịu ảnh hưởng bởi thiết kế những năm 30 – 40 của thế kỷ XIV – khi các phụ nữ đều cho rằng cái đẹp nhất khi chúng được làm sao cho lớn nhất!
Trong khi đó, bộ dạ vũ hoá trang của công chúa Bạch Tuyết (Lily Collins thủ vai) trong tác phẩm Mirror Mirror (Gương kia ngự ở trên tường). Bộ cánh trắng muốt được thiết kế đặc biệt với phần mũ và cánh mô phỏng xuất sắc hình ảnh thiên nga trắng, đã phần nào thể hiện tính cách ngây thơ, trong trẻo của nàng công chúa.
“Những bộ trang phục trong phim thật tuyệt vời quá mức tưởng tượng”, diễn viên Collins nói trong buổi họp báo. “Chúng hoàn toàn là sản phẩm cao cấp, giống như tôi đang được khoác lên người các tác phẩm nghệ thuật vậy”, Lily Collins cho biết.
Belle – Beauty and the Beast
Tất nhiên, bản gốc chiếc váy vàng kim này được thiết kế năm 1991, vẫn mang hương vị vintage cổ điển với khung váy phồng đáng kể, lớp voan cổ áo trễ ngực cùng đôi găng tay dài của các cô dâu. Bước sang bản thực, chiếc váy biến tấu nhiều ở phần vai và thân váy để tạo nên nét đẹp hiện đại cho cô nàng khi mặc.
Với phiên bản Beauty and the Beast live action, khiến thế giới điện ảnh không khỏi xao động trước tạo hình quá đỗi ấn tượng của công chúa Bella (Emma Watson). Bộ đầm dạ hội vàng óng như ánh nắng mặt trời chính là điểm nhấn hoàn hảo, tôn lên vẻ đẹp rạng rỡ và tươi tắn của một trong những mỹ nhân hàng đầu Hollywood.
Trả lời phỏng vấn Vanity Fair, nhà thiết kế lừng danh Sandy Powell cho biết bà dùng đến 12 lớp vải gồm nhiều chất liệu khác nhau như lụa, polyester và nylon để tăng vẻ bồng bềnh, lãng mạn. “Bộ đầm trông phải thật tuyệt vời khi cô ấy nhảy và chạy khỏi cuộc dạ vũ. Tôi muốn cô ấy trong như đang lướt đi, như một bức tranh màu nước vậy”, bà nói.
Một lần nữa, cái tên Sandy Powell lại đứng sau bộ phục trang mỹ miều này. Trả lời phỏng vấn Vanity Fair, nhà thiết kế lừng danh cho biết bà dùng đến 12 lớp vải gồm nhiều chất liệu khác nhau như lụa, polyester và nylon để tăng vẻ bồng bềnh, lãng mạn. “Bộ đầm trông phải thật tuyệt vời khi cô ấy nhảy và chạy khỏi cuộc dạ vũ. Tôi muốn cô ấy trong như đang lướt đi, như một bức tranh màu nước vậy”, bà nói.
Hoa Tiểu Phương
Bạn đang đọc bài viết "Thời trang của các công chúa Disney bước ra từ đời thực khác gì so với phiên bản hoạt hình?"
Tại chuyên mục "Thời Trang" của Luxury Inside.
Mọi thông tin góp ý, chia sẻ và gửi bài cộng tác, vui lòng gửi về:
Email: banbientap@luxury-inside.vn – Điện thoại: 09 1199 5526.