Với những người mua sắm đến từ Trung Quốc ước tính chiếm ít nhất 1/3 doanh số bán hàng xa xỉ và 2/3 tăng trưởng của ngành, cuộc tranh cãi kéo dài ở thị trường trọng điểm này có thể là mối đe dọa hiện hữu đối với Dolce & Gabbana và Versace khi vô tình vướng phải những vấn đề liên quan đến văn hóa và chính trị.
Song, trên thực tế, theo kết quả cuộc thăm dò các chuyên gia kinh tế do hãng AFP tiến hành, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý II/2019 đứng ở mức thấp nhất trong gần 3 thập kỷ qua, do bị ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và nhu cầu toàn cầu sụt giảm. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ước tính chỉ đạt mức tăng trưởng 6,2% trong giai đoạn từ tháng 4 – 6/2019. Cùng với số liệu phân tích của Moody, nhà kinh tế hàng đầu của APAC, Steven Cochrane cho biết các chính sách thuế hiện nay của Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đã tác động đến nền kinh tế này. Sản xuất công nghiệp và xuất khẩu cũng sụt giảm, với lượng xuất khẩu sang Mỹ giảm đáng kể. Kết quả khảo sát này được thực hiện với 10 chuyên gia kinh tế, đưa ra trước khi có công bố chính thức về số liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc vào ngày 15/7 tới. Dự báo này sẽ đánh dấu mức tăng trưởng GDP hàng quý tồi tệ nhất trong gần ba thập kỷ qua của Trung Quốc, song vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu của chính phủ nước này là từ 6-6,5% cho cả năm 2019. Nền kinh tế Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng 6,6% trong năm 2018.
Mặt khác, thị trường Nhật Bản đã công bố số liệu sơ bộ cho thấy kinh tế của nước này trong quý I/2019 tăng trưởng 2,1% so với cùng kỳ năm trước và tăng trưởng 0,5% so với quý trước đó, sau khi loại trừ ảnh hưởng của sự biến động giá. Nhật Bản được đánh giá là thị trường xa xỉ lớn thứ 2 thế giới; bởi việc người tiêu dùng Nhật Bản đã chi 3,6 tỷ Yên ( khoảng 28 tỷ euro) vào năm 2017 cho loại mặt hàng này. Sự xuất hiện của những người giàu có Nhật Bản thế hệ mới, thì nhóm doanh nhân trẻ này được chăm lo giáo dục kỹ càng và có thể tự tạo ra tài sản ròng hơn 100 triệu Yên gần như chỉ sau một đêm.
Đặc biệt hơn, văn hóa Nhật Bản ít khi khoa trương khối tài sản cá nhân nhưng tất cả đều tôn trọng những gì liên quan đến nghệ thuật, họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu những tác phẩm nghệ thuật đắt đỏ. Sự tấn công của các thương hiệu như Louis Vuitton, Dior và Armani đến giới nhà giàu thế hệ mới Nhật Bản trong những năm gần đây là một dẫn chứng thuyết phục và vô cùng thành công.
Nhà thiết kế Armani tâm sự rằng: “Tôi luôn ngưỡng mộ cách người Nhật giữ lại truyền thống của họ và tìm cách pha trộn chúng với sự hiện đại và hiện đại. Một đất nước sẵn sàng tôn thờ quá khứ và phóng về tương lai. Đồng thời, tôi cũng thích đi bộ ở lòng phố Tokyo; mặc dù nơi công cộng rất đông nhưng họ vẫn có ý thức trật tự và luôn giữ im lặng, cũng như tôi ngưỡng mộ sự trang trọng về ngoại hình của họ.”
Song song, một thị trường tiềm năng khác mà tất cả các thương hiệu thời trang xa xỉ đang lãng quên ở Châu Á –đó là Ấn Độ. Hiện tại, Ấn Độ đang có nền kinh tế phát triển thứ 6 thế giới. Theo các chuyên gia dự đoán, với tốc độ phát triển mạnh thì có thể quốc gia này sẽ vượt qua cả thị trường Anh quốc để giữ vị trí thứ 5 trên bản xếp hạng các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới trong năm 2020. Theo báo cáo nghiên cứu của Euromonitor, Ấn Độ chỉ đóng góp 1% đến 2% cho thương mại xa xỉ toàn cầu.Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ không đáng kể này, thị trường đang tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm – tức khoảng 25%. Thị trường xa xỉ Ấn Độ từng dự kiến sẽ vượt 18,3 tỷ đô la vào năm 2016, từ mức 14,7 tỷ đô la cho thời điểm 2014.
Có thể nói, người tiêu dùng Ấn Độ đã được chia thành năm phân loại khác nhau. Trong khi hầu hết giới có tiền, hoặc tầng lớp thượng lưu, chỉ chiếm 4% tổng dân số, thì những con số tuyệt đối này cũng quá hấp dẫn đối với bất kỳ thương hiệu xa xỉ nào. Những con số này dự kiến sẽ tăng từ 10 triệu hiện tại lên 26 triệu hộ gia đình đủ khả năng chi tiêu cho mặt hàng thời trang xa xỉ vào năm 2025. Ngoài ra, đến năm 2025, tổng thu nhập hộ gia đình trung bình dự kiến sẽ nhân lên 1,7 lần. Điều này, bản thân nó, là một đề xuất hấp dẫn cho bất kỳ thương hiệu bán lẻ toàn cầu. Theo Báo cáo tài sản toàn cầu năm 2015 của Credit Suisse, Ấn Độ đã được xếp hạng trong danh sách 20 quốc gia hàng đầu khi số lượng cá nhân có giá trị ròng cực cao – tăng 100 người kể từ giữa năm 2014 đến nay đứng ở 2.100. Ngoài ra, Ấn Độ là nơi có dân số triệu phú lớn thứ tư trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, ước tính Ấn Độ sẽ chứng kiến sự gia tăng gấp ba lần của cải thu nhập trong suốt thập kỷ. Dự kiến sẽ chạm mốc 2,3 nghìn tỷ đô- la vào năm 2020, từ 949 tỷ đô la vào năm 2010. Đến năm 2020, sự giàu có của các cá nhân ở Ấn Độ sẽ tăng 94% so với 74% của Trung Quốc, mang đến cơ hội hấp dẫn cho các nhà bán lẻ xa xỉ. Delhi và Mumbai sẽ vẫn là thành phố giàu nhất Ấn Độ về mức độ tập trung tài sản của các triệu phú, nhưng hiện có 44% người Ấn Độ giàu có cư trú ở cấp 2 và 3 thành phố khiến các đối tượng này cũng nằm trong danh sách những khách hàng tiềm năng.
Đặc biệt, đối với hầu hết các thị trường phát triển, doanh thu của ngành bán lẻ là 15% đến 20% GDP, trong khi đối với Ấn Độ là khoảng 25%. Ước tính đến năm 2022, quy mô của thị trường bán lẻ sẽ vượt quá 1,2 nghìn tỷ đô la. Ấn Độ cũng là một quốc gia có khuynh hướng kỹ thuật số cao. Ảnh hưởng kỹ thuật số và mua hàng trực tuyến được dự báo sẽ tăng theo cấp số nhân. Ước tính đến năm 2020, khoảng 350 triệu người tiêu dùng có khả năng ảnh hưởng kỹ thuật số so với 150 triệu hiện nay. Điều này sẽ chiếm từ 240 tỷ đến 250 tỷ đô la, chiếm từ 20% đến 25% tổng chi tiêu bán lẻ. Ước tính đến năm 2020, 200 đến 250 triệu người Ấn Độ sẽ mua sắm trực tuyến, so với chỉ 90 triệu hiện tại.
Người tiêu dùng Trung Quốc đang chiếm ưu thế lớn trong khu vực lẫn quốc tế khiến các tập đoàn sở hữu những thương hiệu thời trang nổi tiếng phải “dè dặt” về các sản phẩm mang tính sáng tạo mà họ tạo ra. Nếu các nhà mốt lớn cân nhắc việc bị “tẩy chay” tại thị trường Trung Quốc, có thể họ sẽ bắt đầu tìm kiếm lại khách hàng từ thị trường châu ÂU, Hoa Kỳ cũng như tương lai sẽ khai thác sâu hơn vào hai quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 3 – Nhật Bản và thứ 6 – Ấn Độ để thu lại lợi nhuận khủng.
Phong
Bạn đang đọc bài viết "Khủng hoảng thị trường Trung Quốc thì sức mua xa xỉ nào sẽ thay thế ở châu Á?"
Tại chuyên mục "Thời Trang" của Luxury Inside.
Mọi thông tin góp ý, chia sẻ và gửi bài cộng tác, vui lòng gửi về:
Email: banbientap@luxury-inside.vn – Điện thoại: 09 1199 5526.