Cứ vào dịp tháng 11 dương lịch hàng năm, ở Tây Nguyên các đồng bào dân tộc lại tổ chức lễ hội truyền thống Mừng lúa mới.
Lễ hội mừng lúa mới – là một phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc sống trên dải Trường Sơn, có ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của Giàng ban cho dân làng và tập tục cúng Giàng, cúng các vị thần linh: cúng trời đất, các thần sông suối, thần núi, thần mưa, thần sấm, thần mùa màng để cầu cho mưa thuận gió hòa.
Hầu hết các địa phương tại vùng đất Tây Nguyên sau mùa thu hoạch đều tổ chức lễ mừng lúa mới, cách tổ chức không diễn ra đồng loạt mà tuần tự diễn ra hết nhà này sang nhà khác trong buôn làng, theo một trật tự đã được thỏa thuận trước.
Việc tổ chức lễ ăn mừng lớn hay nhỏ tùy thuộc vào khả năng thu hoạch được nhiều hay ít của từng gia đình và cũng theo đó theo thời gian có thể kéo dài một hay nhiều ngày. Đây cũng là dịp để gia chủ mời bà con, họ hàng, bạn bè, các buôn lân cận cùng đến vui chơi, ăn uống, múa hát, nhà nào có đông khách coi như niềm vinh dự.
Ngoài việc cúng thần, hồn lúa và cúng tổ tiên cùng với việc cầu mong sức khỏe cho gia đình, người ta còn đánh cồng, chiêng, trống, vui chơi ca hát suốt nhiều đêm liền.
Các tộc người J’rai và Bahnar trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có từ lâu và được giữ gìn phát huy tới ngày nay, thường được diễn ra trong khoảng thời gian khá dài từ tháng 11 dương lịch năm trước đến tháng Giêng năm sau. Đây là thời gian rảnh rỗi của bà con sau khi đã thu hoạch xong mùa vụ thắng lợi và cũng là thời gian cho đất nghỉ ngơi theo tập quán.
Trong quá trình thu hoạch, già làng sẽ quyết định chọn một đám lúa tốt nhất dành để lại và chọn “ngày lành tháng tốt” tổ chức lễ cúng thần la Pôm (thần lúa, thần nông nghiệp) ngay tại chân ruộng. Vào ngày này bà con trong làng đều có mặt, ai cũng có nghĩa vụ đóng góp một phần thức ăn của mình phục vụ buổi lễ như một vài chén rượu cần hoặc một con gà, một miếng thịt,…
Khoảng 10 thanh niên khỏe mạnh trong đám thanh niên, thanh niên làng được chọn để đại diện dân làng xuống ruộng, từng ngày tay nắm lấy từng bụi lúa. Lễ cúng lúa mới diễn ra trong khoảng một giờ đồng hồ, sau đó mới đến đốt lửa và cồng chiêng nổi lên âm vang khắp một vùng.
Hội mùa của các tộc người J’rai và Bahnar là một trong những lễ hội ra đời sớm nhất trong các lễ hội của các tộc người ở vùng Tây Nguyên, gắn liền với nền sản xuất nương rẫy tự cung tự cấp.
Lễ hội mừng lúa mới thường được tổ chức theo từng buôn làng, sau đó mới tỏa về từng nóc nhà. Hội mùa của các tộc người J’rai và Bahnar là một trong những lễ hội ra đời sớm nhất trong các lễ hội của các tộc người ở Tây Nguyên, gắn liền với nền sản xuất nương rẫy. Hội mùa không chỉ có nghi thức cúng lễ mà còn là sự giao hòa giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và cảnh vật.
Đối với người Mạ gọi là lễ mừng lúa mới hay là lễ ăn cơm mới, tiếng Mạ gọi là “Du-rê“, mức độ của nghi lễ này lớn nhỏ khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình. Vật hiến sinh trong các lễ chủ yếu là gà, dê, heo, nếu là của tập thể và của cộng đồng thì có giết trâu.
Thời gian tổ chức mừng lúa mới thường vào dịp cuối năm, có nơi cúng ngay khi bắt đầu thu hoạch gùi lúa đầu tiên, có nơi thu hoạch xong khu vực gieo trồng lúa thì cúng, có nơi khi đã xong hẳn mùa màng mới tổ chức lễ. Gia đình nào xong sớm tổ chức trước, xong sau thì cũng sau.
Người Ê-đê, khi lên trên rẫy đã được gùi về đổ đầy các kho để lúa, gia chủ bắt tay vào việc tổ chức lễ cúng cơm mới. Lễ không tổ chức cho toàn buôn mà một lúc lần lượt từng nhà, phụ nữ lo việc bếp núc, nấu nướng đàn ông thì lo rượu cần, chuẩn bị heo, gà để giết thịt. Khách hàng là họ hàng từ các buôn xa gần mời đến dự.
Ngày nay, lễ hội mừng lúa mới ở các buôn làng không còn diễn ra linh đình nhiều ngày như trước nữa, bà con đã ý thức được việc tiết kiệm và giữ gìn sức khỏe nên đã rút ngắn lại chỉ một ngày, thậm chí một buổi.
Lễ mừng lúa mới sẽ được phục dựng lại tại Công viên văn hóa Đồng xanh trong chương trình hoạt động của đại lễ Festival Cồng chiêng quốc tế lần thứ I diễn ra tại thành phố Pleiku vào trung tuần tháng 11/2019. Hơn 100 người dân tộc J’rai ở làng Mơ Rông Yố thuộc xã la Ka – huyện ChưPảh trực tiếp tham gia tái hiện lễ hội với quy mô tưng bừng và hoành tráng bên mái nhà rông mới được xây dựng trong khuôn viên rộng và thoáng mát.
Bạn đang đọc bài viết "Khám phá lễ hội truyền thống Mừng lúa mới của các dân tộc ở Tây Nguyên"
Tại chuyên mục "Văn hóa - Xã hội" của Luxury Inside.
Mọi thông tin góp ý, chia sẻ và gửi bài cộng tác, vui lòng gửi về:
Email: banbientap@luxury-inside.vn – Điện thoại: 09 1199 5526.