“Cửa sinh – cửa tử”, cụm từ gây nên bao nỗi sợ hãi cho những bà mẹ trong niềm hạnh phúc chuẩn bị đón nhận thiên thần của họ chào đời. Và trong vô vàn hiểm nguy của thai phụ, còn có nỗi khiếp đảm cho cả bác sĩ sản khoa mang tên “sinh khó do kẹt vai”. Nghe chừng có vẻ vẫn còn lạ đối với nhiều người, thực chất nó là gì và ảnh hưởng đến em bé của bạn như thế nào mà lại trở thành nỗi đáng sợ?
Khó sinh do kẹt vai là gì?
Thuật ngữ này để chỉ tình trạng xảy ra trong quá trình chuyển dạ, đầu của thai nhi đã vượt qua khung xương chậu của người mẹ, nhưng vai bị kẹt lại phía sau. Khi điều này xảy ra, em bé không thể thở và dây rốn có thể bị ép.
Tuy không phổ biến nhưng cứ 200 ca sinh thường thì có một trường hợp xảy ra.
Các yếu tố nguy cơ
Các bà mẹ tương lai, một số người sẽ có nguy cơ cao hơn những người trong trường hợp khẩn cấp y tế này. Biết trước những rủi ro này giúp giảm thiểu chứng kẹt vai khi sinh có thể xảy đến cho bạn và em bé.
Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, điều này làm tăng nguy cơ lên gấp 2 đến 4 lần. Bạn có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường của mẹ bằng cách ngủ nhiều hơn.
Khó sinh do kẹt vai là tình trạng đầu của thai nhi đã vượt qua khung xương chậu của người mẹ, nhưng vai bị kẹt lại phía sau. Ảnh Boston Law Group, LLC
Nếu thai nhi của bạn nặng hơn 4,5 kg hoặc chỉ số BMI của mẹ cao hơn 30 cũng có thể trở thành nguyên nhân tăng nguy cơ vai bé bị kẹt khi chuyển dạ.
Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ khác mẹ bầu cũng cần để ý hơn như: có tiền sử khó sinh do kẹt vai, từng sinh con với cân nặng lớn hoặc từng gặp tình trạng thai nhi bị phì đại cơ quan (macrosomia), chuyển dạ nhờ kích thích, béo phì, chuyển dạ muộn hơn so với ngày dự sinh, sinh nhờ các phương pháp hỗ trợ, mang đa thai…
Nên làm gì khi bạn gặp chứng khó sinh do kẹt vai?
Nếu điều này xảy ra với bạn, đừng hoảng sợ. Các bác sĩ và hộ sinh sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn. Bình thường khi sinh, bạn sẽ được khuyên rằng hãy đẩy thật mạnh để em bé của bạn ra ngoài nhanh hơn. Nhưng khi bạn ở trong tình trạng khẩn cấp do kẹt vai, các bác sĩ và hộ sinh sẽ nói với bạn rằng, “Ngừng đẩy”.
Đó là mệnh lệnh, vì bạn càng cố sẽ càng gây hại nhiều hơn cho em bé.
Có thể bạn sẽ được khuyên nên thử McRoberts Maneuver. Đây là kỹ thuật đơn giản, nâng đầu gối của bạn tới gần hơn với ngực. Hộ sinh hoặc bác sĩ sau đó sẽ nhẹ nhàng ấn vào bụng của bạn để giúp giải phóng vai của em bé ra khỏi xương chậu. Điều này có thể tăng tỉ lệ thành công lên đến 90%.
Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn áp dụng vị trí “bốn chân”. Chúng sẽ đến bên trong âm đạo của bạn để đánh bật cơ thể bé. Tuy nhiên, bạn sẽ phải trải qua phẫu thuật tầng sinh môn trước bước này.
Và trong trường hợp thực sự hiếm gặp, bác sĩ có thể cần phải bẻ xương đòn của em bé để bé có thể ra ngoài. Hãy yên tâm rằng vai bé sẽ lành rất nhanh thôi. Tuy vậy, vì bị thiếu oxy trong thời gian ngắn, em bé của bạn sẽ được theo dõi thêm trong phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh.
Bạn cũng có thể trả qua cú sốc và cảm giác tội lỗi vì đã không thể cho con chào đời một cách an toàn nhất. Nhưng đừng để những cảm xúc như vậy đánh gục bạn, vì con bạn đang cần bạn hơn rất nhiều.
Khó sinh do kẹt vai là khá hiếm, nó khó đoán trước và có thể xảy ra với bất cứ ai. Vì vậy, để tránh được những hoảng loạn không tốt, bạn cần thu nạp cho mình những kiến thức nhất định về nó. Khi đó bạn sẽ bình tĩnh hơn để phối hợp với bác sĩ và hộ sinh.
Một ca khó sinh do kẹt vai được đăng tải trên Youtube. Ảnh Youtube
Một số biến chứng của khó sinh do kẹt vai bạn nên biết
Hầu như những trường hợp khó sinh do kẹt vai đều không để lại biến chứng đáng kể hoặc lâu dài cho mẹ và bé. Nhưng trong một vài trường hợp hiếm gặp, khó sinh do kẹt vai có thể sẽ dẫn đến những biến chứng như: chảy máu quá nhiều ở mẹ, tổn thương ở vai hay cánh tay hoặc bàn tay của em bé, mất oxy đưa đến não bé (có thể dẫn đến tổn thương não), gây tổn thương một số vị trí trên cơ thể của người mẹ (như cổ tử cung, trực tràng, tử cung hoặc âm đạo).
Có thể ngăn ngừa tình trạng khó sinh do kẹt vai không?
Thực tế, các bác sĩ có thể xác định những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng khó sinh do kẹt vai. Khi đó họ có thể can thiệp bằng cách sinh mổ hoặc giục sinh trước khi thai nhi phát triển quá lớn.
Điều quan trọng là trong thời gian mang thai, nhất là thời gian trong tháng cuối thai kỳ, các mẹ nên đi khám thường xuyên, lắng nghe lời khuyên từ các bác sĩ. Nếu có bất kỳ điểm bất thường nào thai phụ cần tư vấn hỗ trợ của bác sĩ ngay để có hướng xử lý khi cần thiết.
Theo The Asiaparent
Bạn đang đọc bài viết "Kẹt vai khi sinh con, ảnh hưởng đến em bé của bạn như thế nào?"
Tại chuyên mục "Sức Khỏe" của Luxury Inside.
Mọi thông tin góp ý, chia sẻ và gửi bài cộng tác, vui lòng gửi về:
Email: banbientap@luxury-inside.vn – Điện thoại: 09 1199 5526.